Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Khoai lang mẹ bầu giảm đường trong máu

Trong thai kỳ, nếu chẳng may bị tiểu đường, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân như: tăng huyết áp, viêm bể thận, biến chứng thai kỳ, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu sản, viêm tuyến vú… Ngoài ra, khả năng vỡ ối và sinh non của những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường cao gấp 10  lần so với các bà mẹ bình thường khác.
Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường rèn luyện thân thể, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao hơn bình thường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm dưới đây được các bác sĩ đánh giá là tốt và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị tiểu đường.
Khoai lang mẹ bầu giảm đường trong máu
Khoai lang mẹ bầu giảm đường trong máu
Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.
Một số bài viết liên quan:
Một số bài viết liên quan:
-         Dinh dưỡng cho bé 3 – 5 tuổi.
-         Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.
-         Chăm sóc dinh dưỡng cho bé
-         Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
-          Quả óc chó
-          Tác dụng quả óc chó
-          Hạt hạnh nhân
-          Dinh dưỡng dành cho bà bầu
-          Táo đỏ
-          Quả hồ đào
-          Hạt thông
-          Hạt bí trà xanh
-        Tác dụng của quả óc chó với bênh tiểu đường
-        Tác dụng của quả óc chó đối với bệnh tim mạch
-          Quả óc chó mua ở đâu tại hà nội
-          Làm thế nào để bảo quản quả óc chó

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Ngao – Dinh dưỡng dành cho bà bầu

Ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cho bà bầu mang thai.
Ngao là thực phẩm không còn xa lạ trong bữa ăn của mỗi gia đình. Có nhiều cách chế biến ngao như ngao nấu canh, ngao hấp, ngao xào… Tuy nhiên, có người lo ngại ngao không an toàn cho bà bầu. Nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
- Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, phôtpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin.
- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.
Ngao cung cấp phốt pho, sắt, protein cho bà bầu
- Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
- Lượng kali trong ngao giúp người mẹ duy trì huyết áp và ổn định chức năng của tim.
- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.
- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Những lưu ý khi ăn ngao:
Bà bầu không nên ăn đồ sống nhất là ngao
Tuyệt đối không ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ ngao mà bất kỳ đồ ăn nào chưa được nấu chín cũng phải hoàn toàn tránh xa trong thời kỳ mang thai.
Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.
Một số bài viết liên quan:
-          Quả óc chó
-          Tác dụng quả óc chó
-          Hạt hạnh nhân
-          Dinh dưỡng dành cho bà bầu
-          Táo đỏ
-          Quả hồ đào
-          Hạt thông
-          Hạt bí trà xanh

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Bà bầu nên uống sửa??

Dinh dưỡng dành cho bà bầu: Bà bầu nên uống sửa như thế nào??
Sữa bà bầu có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tuy nhiên bổ sung chúng vào cơ thể như thế nào cho hợp ý thì không phải bà bầu nào cũng biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả thì lại là một câu trả lời khó.
1.Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình
Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.
Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2.Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
3.Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:
- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.
- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

ăn ngô phòng bệnh tim mạch

Y học hiện đại cho rằng, ngô giàu axit béo không no, vitamin, nguyên tố vi lượng và các axit amin khác. Các axit béo không bão hòa trong ngô đặc biệt là hàm lượng axit linoleic lên đến hơn 60% có tác chung với vitamin E trong mầm ngô, có thể giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa chúng lắng đọng ở thành mạch máu.
Do đó, ăn ngô có tác dụng phòng và điều trị nhất định đối với bệnh tim mạch vành, xỡ vữa động mạch, tăng lipid máu, tăng huyết áp…