Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Món canh cho bé mùa hè

1. Canh rau dền, thịt lợn nạc băm nhỏ
Món này vừa bổ dưỡng vừa mát mẻ cho bé mùa hè. Các mẹ có thể làm như sau: Thịt lợn đem xào với ít dầu ăn, thêm nước vào nấu sôi, hớt bỏ bọt. Tiếp đến, thêm rau dền băm nhỏ vào, nấu sôi lên là được. Các mẹ nhớ nêm gia vị cho vừa miệng bé. Rau dền, các mẹ tránh đun quá nhừ vì sẽ hăng và nhũn nhé!
2. Canh trứng, cà chua
Món này rất tốt cho sức khỏe các bé. Món này, mẹ có thể cho bé ăn cùng cả nhà. Cách làm rất đơn giản nhé: Lấy 1-2 quả trứng, đánh cho bông lên cả lòng đỏ lẫn lòng trắng. Thêm ít nước mắm vào trứng rồi lại đánh bông lên. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn và ít nước, bỏ cà chua thái múi cau vào đảo đều. Nếu muốn các mẹ có thể thêm ít nấm hương vào cho có mùi vị thơm ngon. Tiếp tục thêm nước vào nấu cho sôi lên. Canh sôi thì cho trứng vào, từ từ khuấy đều. Đến khi trứng chín là các mẹ đã món một món rất ngon và bắt mắt cho bé rồi.
3. Canh thịt bò, su su, cà rốt
Món này được đánh giá là khá ngon miệng cho bé. Các mẹ làm như sau: Thịt bò ướp gia vị, đảo qua với dầu ăn, bỏ riêng ra bát. Cho su su, cà rốt cắt khoanh vào nồi, đảo với ít dầu ăn. Sau đó, thêm nước, nấu nhừ thì cho thịt bò vào và đun thêm một lúc nữa. Nếm lại món ăn để nêm gia vị cho vừa. Món này có thể cho bé chan cùng cơm hoặc để “ăn chơi” thì nên nêm gia vị nhạt hơn một chút nhé!
4. Canh bí đao, thịt lợn hoặc ngao
Các mẹ có thể lấy thịt (hoặc xương lợn) nấu canh cùng bí đao, hành lá. Xương lợn hầm nhừ; sau đó, thêm bí vào nấu cho tới khi chín mềm, nêm gia vị và hành lá thì bắc ra, cho bé thưởng thức.
Ngoài thịt lợn, bí đao có thể dùng để nấu canh cùng ngao rất ngon. Ngao luộc mở miệng thì vớt lấy nhân, để riêng. Dùng nồi nước luộc ngao, gạn lấy nước trong rồi để nấu canh. Đun sôi nước, cho bí đao vào, nấu chín mềm, nêm gia vị. Sau đó, cho nhân ngao vào, nấu sôi lại là được. Nếu thích đẹp mắt thì không cần vớt nhân ngao mà để ngao há miệng cả vỏ, đem nấu canh. Bé sẽ rất thích món canh này đấy!
5. Canh rau muống, cua đồng
Đây đúng là món canh ngọt mát và rất hợp cho bé vào mùa nóng. Các làm như sau: Cua đồng sau khi chế biến, đem nấu cho sôi đều. Cho rau muống các mẹ có thể ngắt cọng ngắn hoặc thái nhỏ, sau đó cho vào nấu tiếp đến khi rau muống chín mềm thì các mẹ nêm gia vị vừa ăn.
Ngoài rau muống, cua có thể đem nấu canh với rau mồng tơi thành món canh cua mồng tơi quen thuộc, giúp bé vui khi ăn cơm.
Một số bài viết liên quan:
-          Quả óc chó
-          Tác dụng quả óc chó
-          Hạt hạnh nhân
-          Dinh dưỡng dành cho bà bầu
-          Táo đỏ
-          Quả hồ đào
-          Hạt thông
-          Hạt bí trà xanh

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Mẹ bầu ‘kén ăn’ cần ăn bao nhiêu rau và trái cây mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi các mẹ bầu kén ăn, mẹ cần có ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, và nên là các loại rau quả khác nhau. Điều này sẽ giúp mẹ có được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Hơn thế nữa, các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ trong rau củ có thể giúp ngăn ngừa chứng táo bón mà rất nhiều mẹ gặp phải trong thai kỳ. Loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo, là “bí kíp” để mẹ duy trì được một trọng lượng thích hợp. Một số gợi ý dưới đây mẹ có thể áp dụng để lên thực đơn cho 1 phần trái cây hoặc rau trong khẩu ăn hàng ngày của mình:
Mẹ bầu 'kén ăn'
Mẹ bầu ‘kén ăn’
- Nửa quả bưởi, bơ
- Một quả táo, cam, chuối hoặc cà chua
- Hai quả mơ hoặc mận
- Một ít nho hoặc quả việt quất
- Một lát dưa hoặc dứa
- Một muỗng canh các loại trái cây sấy khô
- Ba muỗng canh rau hoặc đậu đã nấu chín
- Một bát salad tráng miệng
- Một ly 150ml nước ép trái cây tươi
Khi ăn rau quả, mẹ cần chú ý rằng tất cả trái cây và rau quả có thể đếm được trừ khoai tây đều là nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Mẹ có thể sử dụng rau củ tươi, đông lạnh, ép lấy nước, ăn sống, nấu chín hay ăn kèm với các loại thực phẩm khác; hoa quả cũng như vậy. Hấp và nướng rau củ sẽ giữ lại được nhiều vitamin hơn là luộc chúng.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Cách làm salad đào với hạt óc chó

Chuẩn bị
- 1 quả đào
- 30g hạt óc chó
- Gia vị trộn: 30g đường cát, 15ml nước; một nhúm muối tinh, chút sữa chua.
Cách làm
1
Cho đường vào chảo, thêm một ít nước, hòa cho đường tan hoàn toàn rồi bật bếp.
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cách làm salad đào với hạt óc chó
2
Đun nhỏ lửa đến khi đường chuyển màu thành caramel thì thêm hạt óc chó. Đảo liên tục cho đến khi đường keo lại thì tắt lửa, để nguội cho caramel cứng lại.
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cách làm salad đào với hạt óc chó
3
Đào rửa sạch rồi ngâm qua trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra, lau lại bằng khăn khô cho sạch lớp lông đào bao phủ bên ngoài vỏ, cắt đào thành khối vuông cỡ 2cm.
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cho đào và hạt óc chó vào bát trộn, thêm sữa chua vào trộn đều.
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cách làm salad đào với hạt óc chó
5
Vị chua giòn dìu dịu của đào hòa trong vị ngọt thơm của quả óc chó là những cảm nhận rõ nét nhất khi thưởng thức món salad đào – óc chó. Nếu để lạnh trước khi ăn bạn sẽ có cảm giác thú vị rất khác khi cắn từng miếng đào giòn mát xen lẫn trong cái bùi bùi, beo béo của quả óc chó. Hãy thử làm bởi bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thưởng thức món salad siêu tốc này đấy!
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Cách làm salad đào với hạt óc chó
Chúc các bạn ngon miệng!
 Một số bài viết liên quan :
-          Tác dụng quả óc chó
-        Quả óc chó

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Tác dụng của quả sung

Sung thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn có tên là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, cách làm đơn giản.
Viêm họng:
- Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một ít bột này thổi vào họng.
- Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, nấu với 50-100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Hen phế quản: Sung tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.
Tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Kiết lỵ: Sung vài quả (nhiều, ít tùy theo tuổi), sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi sắc uống.
Táo bón:
- Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.
- Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả.
- Sung tươi 10 quả rửa sạch, bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Trĩ xuất huyết, sa trực tràng:
- Sung tươi 10 quả đem hầm với một đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn.
- Sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ chừng 30 phút.
Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh bị suy nhược, sữa không có hoặc có rất ít.
Viêm khớp:
- Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn.
- Sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú. Cách làm: Rửa sạch vùng tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để không phải bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Chữa đau đầu: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc dùng 5ml nhựa sung hòa trong nước đun sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ.
Một số bài viết liên quan:
-          Quả óc chó
-          Tác dụng quả óc chó
-          Hạt hạnh nhân
-          Dinh dưỡng dành cho bà bầu
-          Táo đỏ
-          Quả hồ đào
-          Hạt thông
-          Hạt bí trà xanh

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Dinh dưỡng bà mẹ cách phòng cúm khi mang thai

Dinh dưỡng bà mẹ cách phòng cúm khi mang thai
Cúm có thể bị lây dễ dàng khi mang bầu với các triệu chứng: Sốt; sổ (nghẹt) mũi; ho; đau đầu; ớn lạnh; đau nhức cơ bắp; mệt mỏi; mất cảm giác ngon miệng…
Tác hại
Tác hại của cúm: Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai. gây dị tật cho thai nhi nhưng nếu thai nhi bị dị tật thì nguyên nhân gây bệnh chưa chắc đã là do virus gây ra.
cách phòng cúm khi mang thai
cách phòng cúm khi mang thai
11 cách phòng cúm khi mang thai
1. Tránh sờ tay lên mặt: Virus gây cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cúm.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cúm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu mẹ chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho: Bởi vì thời điểm mẹ hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi mẹ ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu mẹ lấy tay che miệng.
4. Uống nhiều nước: Mẹ nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ mẹ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, mẹ cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cúm.
6. Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cúm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc: Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết nóng hay lạnh quá khiến mẹ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày thời tiết xấu, nếu không, mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
11. Tiêm phòng: Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên đi tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi.